Pha trăng: Pha của mặt trăng
Pha trăng hay pha (phase) của mặt trăng phản ánh tương quan về vị trí giữa mặt trăng và mặt trời trong một chu kỳ mặt trăng - tính từ lúc mặt trăng trùng mặt trời cho đến lần tiếp theo hai thể sáng gặp nhau, với tiêu chí trăng càng đi xa khỏi mặt trời trong giai đoạn trước rằm thì càng tăng sáng, càng xa khỏi mặt trời trong giai đoạn sau rằm thì càng giảm sáng. Pha trăng được xác định bằng cách lấy tọa độ của Mặt trăng trừ đi tọa độ của Mặt trời - lưu ý: dùng Mặt trời làm mốc, không làm theo chiều ngược lại.
Kết quả thu được chia làm 8 nhóm aka 8 pha, mỗi pha trăng trải dài 45 độ (360/8)
Pha 1: New moon - trăng non
mặt trăng cách mặt trời từ 0-45 độ; từ khóa: khởi đầu mới, tác ý, gieo hạt, hạt giống
Pha 2: Waxing crescent - trăng lưỡi liềm trước rằm
mặt trăng cách mặt trời từ 45-90 độ; từ khóa: sự mở rộng, chạy dedline, lao vào cái mới và rũ bỏ cái cũ
Pha 3: First quarter - trăng bán nguyệt đầu tiên
mặt trăng cách mặt trời từ 90-135 độ; từ khóa: first evaluation, decision making
Pha 4: Waxing gibbous - trăng khuyết trước rằm
mặt trăng cách mặt trời từ 135-180 độ; từ khóa: hoàn thiện bản thân, điều tiết và tinh chỉnh
Pha 5: Full moon - trăng rằm
mặt trăng cách mặt trời từ 180-225 độ; từ khóa: mốc trả quả, culmination, realization
Pha 6: Waning gibbous - trăng khuyết sau rằm
mặt trăng cách mặt trời từ 225-270 độ; từ khóa: thể hiện và tận dụng những gì đã học
Pha 7: Last quarter hoặc Third quarter - trăng bán nguyệt cuối cùng
mặt trăng cách mặt trời từ 270-315 độ; từ khóa: last evaluation, tái định hướng
Pha 8: Waning crescent - trăng lưỡi liềm sau rằm
mặt trăng cách mặt trời từ 315-360 độ; từ khóa: kết thúc, giải phóng, phân rã
Hướng dẫn quy đổi tọa độ
Vòng hoàng đạo bắt đầu ở 0 độ Bạch dương. Với quy tắc 1 cung hoàng đạo bằng 30 độ, theo thứ tự xuất hiện của các cung, ta có:
0 độ Kim ngưu = 30 độ (tính từ xuất phát điểm của hoàng đạo)
0 độ Song tử = 60 độ
0 độ Cự giải = 90 độ
0 độ Sư tử = 120 độ
0 độ Xử nữ = 150 độ
0 độ Thiên bình = 180 độ
0 độ Bọ cạp = 210 độ
0 độ Nhân mã = 240 độ
0 độ Ma kết = 270 độ
0 độ Bảo bình = 300 độ
0 độ Song ngư = 330 độ
Khi tính pha trăng, với mặt trăng hoặc mặt trời ở 1 tọa độ bất kỳ, tùy thuộc vào cung chứa nó, cộng thêm số tương ứng trước khi lấy tọa độ Mặt trăng trừ tọa độ của Mặt trời. Nếu kết quả thu được là số âm thì cộng thêm với 360 độ.
Ví dụ Mặt trời ở Bọ cạp thì cộng thêm 210 vào tọa độ của Mặt trời.
Ý nghĩa của Pha trăng
Trong chiêm tinh, mặt trời là thể sáng chuyên về cung cấp tài nguyên và ánh sáng (thể sáng chuyên cho); thể sáng còn lại - chuyên về hấp thụ ánh sáng và lưu trữ tài nguyên là mặt trăng. Hiểu đơn giản, pha trăng là những bộ mặt khác nhau của mặt trăng, tùy vào việc cách mặt trời bao xa trong chu kỳ của mình (1 tuần trăng - lunation cycle), ánh sáng được lưu lại trên những phần khác nhau của mặt trăng, làm nên mặt trăng khi tròn khi khuyết.
Độ sáng của mặt trăng trong mỗi pha ít nhất sẽ cho gợi ý về 3 việc: độ quen thuộc của một người với cơ thể vật lý cũng như những điều mà cơ thể làm được; độ quen thuộc với các điều kiện, bối cảnh bên ngoài + cách tận dụng điều kiện đó và biến chúng thành của cải vật chất; các mối quan hệ thân thuộc và tài nguyên, ràng buộc từ đó. Pha trăng có thể chỉ ra kiểu tâm tính/mối bận tâm, vai trò, sinh hoạt đặc trưng mà mỗi cá nhân sẽ nắm giữ, thực hiện trong xuyên suốt cuộc sống của mình (pha trăng gốc) cũng như ở từng thời kỳ cụ thể (pha trăng toán vận – được tính bằng cách lấy tọa độ của mặt trăng trừ đi tọa độ mặt trời trên lá số toán vận aka progressed chart), và vì vậy, là công cụ hữu hiệu dùng để cảm nhận dòng chảy và nhịp điệu của thời gian.
Độ sáng của mặt trăng trong pha trăng: mức độ kết nối với môi trường xung quanh + mức độ kết nối với cơ thể vật lý + mức độ kết nối với những người xung quanh mình
Các cột mốc chính của 1 chu kỳ mặt trăng là mốc bắt đầu trăng non, mốc bắt đầu trăng tròn, mốc bắt đầu pha 3 (First quarter) và pha 7 (Last quarter). Đây cũng là 4 pha trăng quan trọng nhất trong một tuần trăng, mốc bắt đầu của chúng ứng với các góc chiếu chính giữa mặt trăng và mặt trời (trùng, xung và vuông).
Mở đầu pha trăng non, mặt trăng gần như mọc cùng lúc với mặt trời và hoàn toàn bị mặt trời "nuốt chửng", đồng hóa (ý nghĩa của góc 0 độ). Dần dà, mặt trăng mới tích trữ được một chút ánh sáng và trở nên có hình có dạng, phần ko nhìn thấy (tối) của mặt trăng nhiều hơn. Vì mặt trăng bị đồng hóa với mặt trời nên đặc tính của pha trăng lúc này giống với của mặt trời: những điều thiên về biểu tượng (symbol), khái niệm trừu tượng (abstract), nguyên mẫu (archetype), sự kết nối với cái tôi cá nhân.
Khi trăng tròn, mặt trăng ở thế đối chọi với mặt trời - mọc lên vào lúc mặt trời lặn và lặn vào lúc mặt trời mọc, làm chủ bầu trời đêm, toàn bộ một mặt của nó được thắp sáng. Ánh sáng của mặt trăng - thứ ánh sáng phản chiếu từ mặt trời - đại diện cho tương tác với người khác (người thân và xã hội), khả năng xây dựng mối quan hệ thân thuộc và tìm đồng loại, ràng buộc vật chất, những gì cầm nắm được.
Hai pha có mốc bắt đầu là góc vuông còn gọi là các pha bán nguyệt, với đặc điểm ban đầu là phần sáng và phần tối của mặt trăng bằng nhau.
Thời gian mọc và lặn của mặt trăng ở các pha khác nhau
- Trăng non - đầu pha 1: mặt trăng mọc và lặn gần như cùng lúc với mặt trời (khoảng 6h sáng - 6h tối), do đó vào ban đêm mặt trăng gần như vắng bóng (lặn mất tiêu rùi), nếu có xuất hiện thì trông cũng... đen thui
- Đầu pha 2: mặt trăng mọc sau mặt trời 3 tiếng, lặn sau mặt trời 3 tiếng, tức vào buổi tối ta sẽ có 3 tiếng nhìn thấy mặt trăng trên bầu trời
- Đầu pha 3: mặt trăng mọc sau mặt trời 6 tiếng, lặn sau mặt trời 6 tiếng
- Đầu pha 4: mặt trăng mọc sau mặt trời 9 tiếng (mọc vào khoảng 3h chiều) - thời gian thấy mặt trăng là từ lúc mặt trời lặn (6h tối) đến lúc trăng lặn (khoảng 3h đêm)
- Trăng tròn - đầu pha 5: mặt trăng mọc khi mặt trời lặn (vào khoảng 6h tối) và lặn khi mặt trời mọc vào hôm sau, aka buổi tối mặt trăng chiếm trọn spotlight trên bầu trời
- Đầu pha 6: mặt trăng mọc 15 tiếng sau khi mặt trời mọc (khoảng 9h tối), lặn vào khoảng 9h sáng hôm sau, thời gian từ 6h tới 9h sáng thì ánh sáng mặt trời chiếm ưu thế, có thể thấy mặt trăng nhưng lờ mờ
- Đầu pha 7: mặt trăng mọc vào khoảng nửa đêm, quan sát được trong vòng 6 tiếng aka từ nửa đêm tới 6h sáng hôm sau
- Đầu pha 8: mặt trăng mọc vào khoảng 3h đêm, thời gian chiếm sóng là khoảng 3 tiếng, càng về cuối pha thì mặt trăng sẽ càng mảnh mai hơn và thời gian xuất hiện cũng ít đi
Phân loại Pha trăng
Có hai tiêu chí chính để phân loại pha trăng là: (1) độ sáng của mặt trăng (tối hay sáng), (2) chiều hướng thay đổi của ánh sáng mặt trăng trong chu kỳ (tăng sáng hay giảm sáng). Độ sáng của mặt trăng giúp xác định mặt trăng ở thời điểm đang xét là thuộc pha tối hay pha sáng, nếu bóng tối chiếm ưu thế thì đó là pha tối, nếu ánh sáng chiếm ưu thế thì đó là pha sáng.
Cách phân loại thứ hai liên quan đến định hướng (direction) của mặt trăng trong hành trình rời xa mặt trời, chia pha trăng thành hai loại: tròn dần và khuyết dần, hoặc trước rằm và sau rằm. Với các pha tròn dần thì điểm tham chiếu sẽ là mốc trăng non, trăng tròn là điểm đến (hướng đến mục tiêu sự tròn đầy trong các mối quan hệ, nhu cầu kết nối với thế giới bên ngoài tăng dần). Với các pha khuyết dần thì điểm bắt đầu lại là trăng tròn và điểm đến là trăng non - tức là dần dần sẽ bỏ bớt ràng buộc vật chất cũng như sự kết nối với người khác. Càng gần trăng non thì xu hướng này càng rõ. Ở pha trước rằm (tròn dần), độ sáng của mặt trăng tăng dần, mặt trăng tiến về mốc trăng rằm. Với các pha sau rằm (khuyết dần), mặt trăng tiến dần về mốc trăng non của chu kỳ tiếp theo, ánh sáng mặt trăng giảm dần.
Các pha tối bao gồm: pha 1, pha 2, pha 7 và pha 8; các pha sáng bao gồm: pha 3, pha 4, pha 5 và pha 6
Các pha tăng sáng: pha 1, pha 2, pha 3 và pha 4; các pha giảm sáng: pha 5, pha 6, pha 7 và pha 8
Kết hợp 2 tiêu chí so sánh, ta có:
Pha 1 và pha 2: pha tối trước rằm (tối + tăng sáng) - ánh sáng mặt trăng tăng dần nhưng ko đáng kể
Pha 3 và pha 4: pha sáng trước rằm (sáng + tăng sáng) - ánh sáng mặt trăng tăng dần, phần sáng trội hơn
Pha 5 và pha 6: pha sáng sau rằm (sáng + giảm sáng) - mặt trăng giảm dần độ sáng nhưng phần sáng vẫn trội
Pha 7 và pha 8: pha tối sau rằm (tối + giảm sáng) - mặt trăng giảm sáng, bóng tối chiếm ưu thế
Ngoài ra, các pha trăng có hình dạng giống nhau nhưng khác chiều có thể ghép cặp với nhau để đối chiếu và đánh giá; thu được các cặp 2-8 (hai pha crescent), 3-7 (hai pha bán nguyệt) và 4-6 (hai pha gibbous). Pha 1-5 đối lập hoàn toàn nên cũng được coi là một cặp tương phản.
Tâm thế và hoạt động đặc trưng ứng với 8 pha trăng
Pha 1: Khởi phát về năng lượng, mở ra một lĩnh vực trải nghiệm (field of experience) mới, tiến về phía trước với thái độ lạc quan
từ khóa: khởi đầu mới, chu kỳ phát triển mới; bản năng, bộc phát, bốc đồng; lao về phía trước, không cần hướng dẫn hay tác động từ bên ngoài, thậm chí dùng sự chủ quan của mình để áp đặt bên ngoài; thúc đẩy để bắt đầu và trải nghiệm
Pha 2: Mở rộng trải nghiệm, phản ứng với thôi thúc (cảm giác bị deadline dí), bước đầu hiện thực hóa (manifestation)
từ khóa: sự mở rộng; đấu tranh để cho đi và nhận ra giá trị, ý nghĩa và mục đích; đấu tranh dữ dội để thoát ra khỏi khuôn mẫu cũ; lòng quyết tâm, tập trung; nguy cơ kiệt sức; biểu hiện những gì đã được bắt đầu ở giai đoạn trước
Pha 3: Lần đánh giá đầu tiên – xông xáo tìm cách đáp ứng bên ngoài, test lại kiến thức và trải nghiệm đã tích lũy được
biểu hiện: hoạt động một cách mạnh mẽ mà không suy nghĩ nhiều; thử nghiệm với nhiều cách thức khác nhau để xem what works – tới đâu hay tới đó, không được thì chuyển hướng, mà kết quả thường chọi thẳng vào mặt nên cũng có thể điều tiết cho thích hợp; bỏ ra nhiều mà ko thu về bao nhiêu (vì thử nghiệm là chính); still chủ quan
Pha 4: Sửa đổi và cải thiện hành động, tăng cường khả năng đáp ứng người ngoài, ước mong xây dựng mối quan hệ ngày càng gia tăng (vã lắm rùi, phải kết đôi hoi)
từ khóa: phân tích từ đó cải thiện chính mình; phát triển kỹ năng, kỹ thuật, khả năng tận dụng công cụ; lùi lại để điều chỉnh, cải thiện, hoàn thiện và tinh chỉnh; tiềm năng cho những thay đổi về nhận thức; có xu hướng phê và tự phê khá nặng, overthinking
Pha 5: Đạt đến đỉnh cao phát triển, cơ hội đạt được một phát hiện (revelation) gì đó về năng lượng của tuần trăng
từ khóa: mốc trả quả, sự hoàn thiện, hoàn thành; đỉnh điểm hoặc không có khả năng đi tiếp; học hỏi thông qua soi chiếu nơi người khác, có thể phóng chiếu ra bên ngoài; tập trung vào các mối quan hệ, nhấn mạnh vấn đề giao lưu và nâng cao hiểu biết; nhận ra kết quả, tìm hiểu phải làm gì với kết quả
Pha 6: Đóng góp cho xã hội, đảm nhận vai trò cân team, gánh team
từ khóa: thể hiện và tận dụng những gì đã học; làm việc trong các quy tắc và cấu trúc của xã hội; chia sẻ trí tuệ và kiến thức; tạo ra những kết quả hữu ích và ý nghĩa cho cộng đồng; đạt đến điểm tăng trưởng tối đa và nhận ra nó; khả năng phân tích các phản ứng có điều kiện
Pha 7: Lần đánh giá cuối cùng – rà soát lại cách dùng năng lượng cũng như các mối quan hệ cá nhân
từ khóa: tái định hướng; một cảm quan nâng cấp về cái tôi/cá nhân; đỉnh cao của bản sắc và cá tính; hiểu biết về kết quả, chấp nhận trách nhiệm; khả năng giải phóng khỏi quá khứ, đổi mới, cái nhìn sâu sắc; cố gắng cú chót để đạt được kết quả như mong muốn
Pha 8: Phục vụ cộng đồng, gặt hái thành quả từ những gì mình đã gieo, chuẩn bị hạt giống cho chu kỳ phát triển (tuần trăng) tiếp theo
mô tả: giai đoạn kết thúc, giải phóng – hướng tới cái chết hoặc cái kết; thôi thúc hy sinh, cống hiến cho xã hội; sự phân rã, mờ dần, tan biến; xu hướng chậm lại, ở ẩn, rút lui; buông bỏ quá khứ và đầu hàng điều chưa biết; gieo những hạt mầm cho chu kỳ mới
Đặc trưng của 8 pha trăng
Các pha tối hẳn: Pha 1-2-8
Các pha 8-1-2 thường đã quen với chùn gà, rất thích vào chùn gà, chủ động ship bản thân ra chùn gà,… Người thuộc các pha này nhìn chung luôn có 1 sự lạc quẻ, trật nhịp với thế giới bên ngoài, mà pha 1-2 là do… ở xa mới đến nên chưa quen, còn pha 7-8 thường có cảm giác lỗi thời, không phù hợp. Các giai đoạn tối hẳn của tuần trăng (nửa đầu pha 1 + nửa sau của pha 8) rất dễ rơi vào tình trạng ít người nhiều… ma.
Pha 1 (New moon): Khởi đầu mới, khởi phát
Là pha trăng đầu tiên, trăng non gắn liền với cảm giác mới mẻ. Họ đến với cuộc đời với rất nhiều câu hỏi, cảm thấy lạ lẫm với những thiết lập, hoàn cảnh cụ thể của 1 chu kỳ sống hoàn toàn mới. Họ chú ý đến khía cạnh “cách vận hành” của nhiều lĩnh vực – và mang trong mình tâm thế muốn khám phá, tìm hiểu thế giới, về vô hạn khả năng mở ra trước mắt.
Đây là pha trăng gần bóng tối hơn là ánh sáng, thậm chí “đồng hóa” bản thân với bóng tối, có mong muốn kết nối với những gì siêu hình, không thể cầm nắm mà chỉ có thể cảm nhận hơn là thế giới vật lý. Người thuộc pha 1 có thể sống chỉ để truyền bá 1 tư tưởng, đắm mình trong dòng tư tưởng đó. Ưu điểm của pha này là họ nắm bắt những gì thuộc về lý thuyết khá nhanh, nhưng chưa chắc đã biết thực hành ra sao. Do “ánh sáng” gần như ko hiện hữu ở pha 1, mặt trăng chưa có hình thù cụ thể, nên thể trạng, tình hình thể chất của người thuộc pha này tương đối thất thường. Họ thậm chí còn thấy xa lạ với chính cơ thể của mình, thường ko biết dùng cơ thể sao cho hợp lý. Vì vậy, người thuộc pha này cần chú ý rèn luyện thể chất và kỹ năng.
Ưu điểm và cũng là nhược điểm của pha 1 là lạc quan không ai bằng, rất tự tin vào năng lực bản thân – cho đến khi nhận ra là năng lực của họ không có tính ứng dụng với cuộc sống bên ngoài, không giúp được gì cho các vấn đề mà họ gặp phải (kiểu lý tưởng không mài ra ăn được). Pha 1 rất hay bị nói là suy nghĩ quá đơn giản, bởi vì kinh nghiệm sống cũng như kỹ năng sống của họ còn quá hạn chế. Ngoài ra, pha 1 thường cảm thấy thời gian của mình là vô hạn, không đi đâu mà vội, không có lý do gì để mà phải vội.
Pha 1 đồng hóa chính bản thân với lý tưởng, nên điều họ làm – nếu có – là rao giảng lý tưởng, khá thuần lý thuyết (pha 1 được ví với living symbol). Cũng vì đã có trong mình một hệ tư tưởng đã fix sẵn (nơi bóng tối của mặt trăng đạt cực đại, tức mặt trăng bị đồng hóa với ánh sáng của mặt trời), trước những điều không sẵn trong hệ triết lý, tư tưởng ban đầu của mình thì pha 1 gần như không có ấn tượng, khó lòng lưu trữ ký ức về chúng. Tương tác với loài người thì hơi xa với pha 1, nên sau một hồi chán chê thử nghiệm mà thất bại, chắc họ sẽ quan tâm tới việc học hỏi và tập luyện các kỹ năng sống hơn. Nhưng thường là chỉ luyện đến mức đủ dùng rồi chuyển sang cái khác, không luyện đến mức thành thạo như các pha khác, bởi vì rất nhanh thôi, sự chú ý của họ rất nhanh sang cái khác. Các pha tối nhìn chung không bảo trợ cho sự ổn định.
Pha 2 (Waxing crescent): Art is a form of self-expression
Pha 2 tương ứng với thời gian hạt mầm chui ra từ vỏ, rồi lại từ dưới đất chui lên, như một lẽ tự nhiên, họ được cấp cho một nguồn năng lượng lớn lao và ý chí dồi dào để vượt ra khỏi những ràng buộc và khuôn mẫu từ quá khứ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự thôi thúc và sốt sắng trong việc tìm đầu ra cho năng lượng. Đây là khác biệt then chốt giữa họ và Pha 1 - Pha 1 có nguy cơ nằm yên trong vỏ và trở thành hạt giống... điếc.
Với thôi thúc hành động, Pha 2 còn gắn với khả năng hiện thực hóa và mở rộng ý tưởng. Họ luôn cảm thấy được đốc thúc, ra sức ép bởi một thứ gì đó lớn lao hơn, vượt lên trên bản thân, đó là lý tưởng mà họ sẵn sàng lăn xả để theo đuổi. Vì lý tưởng, họ có thể sẵn sàng trả giá, dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống. Pha 2 cũng có sự cứng đầu, nhiệt huyết của pha 1, nhưng đi kèm với 1 thái độ không khoan nhượng, tựa như súng đã lên nòng.
Diễn đạt theo cách dễ hiểu hơn, tâm thái của pha 2 chính là cảm giác bị… deadline dí. Họ cuống cuồng tìm cách biến ý tưởng thành hành động, thành sản phẩm - phải biến đổi, chuyển hóa lý tưởng đó thành thứ gì đó cầm nắm được. So với pha 1, pha 2 có cảm giác rõ ràng hơn về thời gian, nên đồng thời cũng cảm nhận được là thời gian kết nối với lý tưởng của mình sắp hết (vì hết pha 2 là sang pha 3, pha sáng đầu tiên, nơi người ta rất có thể phải giã từ lý tưởng). Pha 2 rất dễ đi vào ngạch thơ ca nhạc họa, tức thể hiện lý tưởng thông qua những câu chuyện đời thường, để lý tưởng trở nên gần gũi hơn, từ đó được tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
Trẻ trung, hóm hỉnh, người Pha 2 có một sự lạc quan rất dễ lây lan. Họ giống như tuổi trẻ tràn trề nhựa sống, nhưng cũng có nét già đời nào đó (do vẫn còn sự kết nối với thế giới siêu hình). Họ nhiệt tình, sẵn sàng sắn tay áo lên lao động, nhưng có thể thiếu kinh nghiệm.
Ở pha 2, tương tác xã hội bắt đầu diễn ra, nhưng người thuộc Pha 2 thường nhìn nhận người khác 1 cách quá đơn giản. Họ có thể phải dựa dẫm vào người khác để duy trì sự sống (ví dụ hỗ trợ về tài chính), vì giống pha 1, đây là vùng tăm tối, thiếu tài nguyên, tựa như 1 vùng đất khô cằn.
Thái độ đúng: coi cuộc đời như 1 cuộc chơi, tinh thần học hỏi ko ngừng nghỉ, ko ngừng tích lũy kinh nghiệm. Hãy luôn tin tưởng là mình sẽ học hỏi đc nhiều điều, làm đầy vốn liếng của mình, tin tưởng vào nhiệt huyết, sức trẻ của mình. Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, tận hưởng quá trình chứ đừng đặt nặng kết quả.
Pha 8 (Waning crescent): Góc nhìn người ngoài cuộc
Là pha trăng cuối cùng trong chu kỳ 8 pha trăng, mặt trăng tối dần, không tránh khỏi xu hướng mò mẫm, kiếm tìm trong bóng tối. Ở đây, sự kết nối, tương tác với con người vẫn còn nhưng ít, một người phải làm quen với khía cạnh mơ hồ hơn của cuộc đời, có khi còn tự mình trải qua những chuyện khó lòng lý giải, để rồi phải buộc lòng chấp nhận sự phi logic này. Họ có thể luôn mang trong mình cảm giác rối rắm và khó hiểu về mọi thứ. Họ rất nhạy với những thay đổi của thế giới bên ngoài nhưng có thể lại mất cân bằng bên trong. Họ được ví như những nhà quan sát, đứng từ bên ngoài để nhìn nhận cuộc sống mà ko trực tiếp tham gia vào nó, dễ nảy sinh tâm lý người ngoài cuộc. Cảm giác thường trực của họ là lạc lõng và mất kết nối, những gì đang có tuột khỏi tay.
Thời gian một mình (alone time) để nghiền ngẫm và nghĩ lại chuyện cũ rất quan trọng với pha 8. Họ cần học cách chấp nhận cuộc sống như vốn dĩ, có nhiều chiện dù ko muốn vẫn phải cho qua, phải buông tay những gì không phù hợp, chấp nhận sự kết thúc và chia ly. Bởi ở giai đoạn này, mọi thứ dường như là kết quả của những gì đã được tích lũy từ trước – mọi thứ đã vào guồng quay của nó thì cứ thế mà chạy cho đến khi dừng lại. Ngoài ra, chìm vào bên trong còn để người thuộc pha 8 chiêm nghiệm và tìm lại chính mình, tái kết nối với những gì đã mất kết nối. Hoạt động nên được pha 8 quan tâm là đào tạo mầm non, để lại những hạt giống tốt đẹp cho đời sau, hết lòng nâng đỡ và support người khác.
Ngoài ra, pha 8 có hình dạng khá giống pha 2, chỉ khác chiều – điểm giống nhau là cả hai có thể rất quyết liệt và có trách nhiệm với lý tưởng mà mình theo đuổi (điều mà pha 1 thường sẽ thiếu, để biết pha 1 có người lớn được hay không cần xem thêm vị trí Mộc tinh và Thổ tinh của họ).
Các pha sáng hẳn: Pha 4-5-6
Đặc trưng của các pha sáng hẳn là họ có năng lực kiến tạo và xử lý tài nguyên rank từ tốt đến rất tốt, hoặc sinh ra ở bối cảnh còn dồi dào tài nguyên, mỗi tội họ rất hiền nên nguy cơ bị lợi dụng, lạm dụng trong quan hệ cá nhân hơi cao. Pha 4 và pha 6 giống nhau ở chỗ cảm quan về cái tôi có nhưng ít, thường gạt bỏ cái tôi để duy trì sự tốt đẹp của mối quan hệ, còn pha 5 là… không có cảm quan về cái tôi luôn. Điểm chung của các pha này là sense of self yếu.
Pha 4 (Waxing gibbous): Khát khao kết đôi, xây dựng gia đình
Là pha trăng ngay trước rằm, tức còn chưa chắc chắn, rõ ràng về kết quả (thời cơ chưa chín muồi), trăng pha 4 chủ về cọ xát, tương tác với bên ngoài để cho bản thân thêm kinh nghiệm. Ở pha này, va vấp và sai sót là chuyện thường tình, họ thực ra luôn có khả năng làm lại. Pha này được ví như tuổi 18 đôi mươi, tức người ta sẽ có nhiệt huyết cống hiến, muốn làm gì đó cho đời. Nhưng nhiều khi, sự nhiệt tình này lại khiến họ càng thêm sốt sắng, khẩn trương – vì biết rằng mình có khả năng, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mình mong muốn. Họ ý thức tương đối rõ về thiếu sót của bản thân.
Độ tuổi 18 đôi mươi ứng với Pha 4 còn được ví với tuổi cập kê, dựng vợ gả chồng, với khát khao được người khác “chạm vào”, được sẻ chia và thấu hiểu. Đặc trưng ở đây nhu cầu kết giao với người khác, xây dựng quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau trao đổi quan điểm, nhìn nhận và hiểu biết. Tuy nhiên, thường họ dễ bị xu ở đoạn chọn đối tượng để kết đôi, kết cặp luôn và khả năng cao là phải chọn lại, lỡ dở mấy lần đò (vì mối quan hệ chưa đến nỗi fix cứng như pha 5, 6). Bài học dành cho pha 4 là trong bất kỳ mối quan hệ nào, họ vẫn cần giữ được bản sắc riêng, thậm chí phải tích cực trong việc thể hiện cái tôi, bộc lộ bản chất thật. Thông điệp ở đây là không nên dồn hết trứng vào một giỏ, không nên dồn hết sự quan tâm, chăm sóc, đầu tư vào một con người, vì nguy cơ bị phụ bạc khá cao. Pha 4 có thể chọn lựa “kết hôn”, xây dựng quan hệ tốt đẹp với một loại hình công việc, hệ tư tưởng nào đó, không nhất thiết phải là 1 cá nhân cụ thể. Khi hòa nhập vào tập thể, vào một điều gì đó lớn lao vượt lên trên bản thân, họ sẽ có khả năng hiểu hơn về mình, nhận ra chính mình.
Pha 5 (Full moon): Mù mờ về cái tôi
Là pha trăng sáng nhất nhưng nguy cơ thiếu sáng, tối hù ngang ngửa pha 1. Khu vực trăng rằm chính là nơi năng lượng đạt đến trạng thái hoàn thiện, đỉnh cao về phát triển (mốc 180 độ – cực thịnh). Người sinh ở pha rằm thường được hưởng những bộ điều kiện hoàn chỉnh và đủ đầy nhất của một cung hoàng đạo (cung mà new moon rơi vào), ít nhất là có một thân thể sung sức và khỏe mạnh. Cuộc đời họ giống như đã được xếp đặt đâu vào đó – chỉ cần họ chấp nhận tuân theo, ví dụ theo học ngành gì đã có người suggest, ra trường làm gì tự khắc có người giới thiệu cho, nếu gặp khó khăn sẽ có người đưa tay giúp đỡ… Vấn đề là, lợi ích luôn đi kèm ràng buộc. Người pha rằm có thể luôn hiền lành, cả đời chẳng muốn làm hại dù chỉ một ngọn cây cọng cỏ, yêu hòa bình, yêu con người, thế nhưng cuộc đời hoặc những người xung quanh luôn tìm cách xoay họ như chong chóng, hoặc o bế để dễ bề đàn áp. Họ quá quen với việc thế giới xung quanh sẽ luôn đặt ra điều kiện, đòi hỏi buộc họ phải đáp ứng, năng lực chiều ý, làm hài lòng người khác nhìn chung cũng rất cao, thế nhưng lại không hiểu chính mình, bản thân mình mong muốn điều gì – cái họ thiếu chính là sự kết nối với thế giới nội tâm, aka phần tối mà mặt trăng biểu hiện. Chừng nào còn chưa hiểu mình, chưa tìm được tiếng nói riêng, họ sẽ còn tiếp tục bị bên ngoài xoay như chong chóng, đòi hỏi những điều vô lý, mà nếu làm theo, họ sẽ chẳng còn cái gọi là nhân quyền, tự do. Việc bị bên ngoài lạm dụng (ở trong abusive relationships) giống như một quả bom nổ chậm dành cho họ. Hoặc họ sẽ phải đối mặt với những chuyện rất kinh khủng, khám phá ra bí mật từ những người thân cận nhất, để từ đó, họ cay đắng nhận ra rằng cuộc sống vốn không hề đơn giản, bên trong con người luôn tồn tại những góc khuất. Bởi vì, bản thân pha rằm được ban cho năng lực thức tỉnh, thức tỉnh (tỉnh ngộ) là hoạt động tất yếu xảy ra ở pha rằm, nếu họ không thể tự mình thức tỉnh, thì cuộc sống sẽ đẩy họ đến chỗ không thức tỉnh không được, ít nhất là về lòng người.
Pha 6 (Waning gibbous): Người gồng gánh, mồm than tay làm
Là pha thứ 2 sau pha rằm, cũng là pha sáng cuối cùng của mặt trăng, trước khi moon trở nên tối dần. Người thuộc pha này có một độ chín chắn và trưởng thành nhất định. Họ bắt đầu nghĩ tới chuyện lánh đời, tới hành trình trở về “nhà”, nhưng bằng cách nào đó vẫn cảm thấy đây là 1 option không được hợp lý lắm, vì tương tác với con người vẫn còn tương đối nổi bật. Một số cấu trúc trên lá số có thể bổ trợ cho nhu cầu quay vào bên trong để phản chiếu này và khiến cho nó trở nên rõ ràng hơn. Tâm thái gắn với Pha 6 là bắt đầu băn khoăn về thực tại, có ý thức ngày càng rõ rệt về sự chênh lệch giữa điều mình mong muốn và những gì có vẻ là quy chuẩn của xã hội, hoặc ý thức về sự chông vênh giữa họ và người khác trong các mối quan hệ. Nhận định là vậy, nhưng Pha 6 thường vẫn sẽ tìm cách duy trì sự kết nối với bên ngoài.
Trong thực tế, Pha 6 thường là đối tượng cân team bất kể tập thể mà họ ở trong. Dù là con thứ mấy trong gia đình, pha 6 rất có thể phải xử sự như con cả, là đối tượng chính chu cấp cho bố mẹ và lo cho các vấn đề của gia đình. Trong nhà họ có thể có người ăn bám, tuy đã lớn nhưng hành xử thì giống trẻ con, suy nghĩ có nhiều hạn chế, luôn tìm cách moi tiền từ bố mẹ, đến lúc bố mẹ không lo được cho nữa thì tìm cách bòn rút từ người pha 6. Pha 6 dù ngoài mặt không bằng lòng hay tỏ ra gay gắt nhưng lại là người rất dễ mềm lòng, mồm thì than thở cái gì cũng đến tay tao nhưng tay thì vẫn làm thoăn thoắt, một mặt bảo bên nào đó là mình hết tiền rồi tự đi mà lo đi nhưng sau lưng thì đã thanh toán xong xuôi hết, vẫn giải quyết giùm khó khăn của người kia. Nên vấn đề của họ cứ thế xoay vòng, luôn phải lo toan cho người khác. Nói chung là bị đời ép phải lớn sớm, hoặc tính cách từ nhỏ nhìn chung đã khá trưởng thành, cảm quan về trách nhiệm cao, lại hay thương người, kiểu là còn sức và còn có cái để cho đi nên sẽ bị bên ngoài tìm tới bòn nốt. Dần dần, họ sẽ biết được là nên thương người đúng chỗ hơn, dùng sức dùng tài nguyên hợp lý hơn. Đến khi toán vận sang pha 7 là họ đã có thể gắt hơn rất nhiều và sẽ bắt đầu rà soát mối quan hệ để cắt.
Các pha bắt đầu ở chỗ sáng-tối bằng nhau: Pha 3 và Pha 7
Hai pha trăng bán nguyệt bắt đầu ở chỗ nửa tối và nửa sáng của mặt trăng bằng nhau, nhưng dần dà sẽ có sự thay đổi. Có thể hiểu các pha này cũng là các cột mốc giống như pha trăng non và trăng tròn. Pha 3 là pha sáng đầu tiên (khác các pha sáng còn lại ở chỗ khả năng hiện thực hóa chưa cao) và Pha 7 là pha tối đầu tiên (khác với các pha tối còn lại ở chỗ không thích vào chuồng gà cho lắm).
Trong 8 pha trăng, Pha 3 và Pha 7 thể hiện sự giằng co, xung đột rõ nhất, do góc chiếu ứng với mốc khởi đầu của các pha này là góc vuông (aka có sự liên kết với Cự giải và Ma kết). Ở đây, nửa sáng và tối của mặt trăng bằng nhau, gợi ý về những cuộc chiến nảy lửa giữa ánh sáng và bóng tối, mà trong đó một trong hai bắt buộc phải giành phần thắng, còn chưa xác định được thắng-thua là còn đấu. Cả pha 3 và 7 đều liên quan đến các bài kiểm tra, khảo thí, tuy mục đích đều là đánh giá lại (re-evaluate) những điều đã biết, nhưng định hướng hơi khác nhau.
Pha 3 (First quarter)
Pha 3 là pha sáng đầu tiên trong chu kỳ mặt trăng. Tại đây, mặt trăng bắt đầu rời khỏi bóng tối và tiến vào vùng sáng, nơi tương tác giữa người với người bắt đầu trở nên rõ rệt hơn (mối quan tâm bắt đầu thay đổi). Đặc trưng của pha này là tìm cách áp dụng lý tưởng sẵn có vào cuộc sống. Họ đã quen với những kiểu cư xử nhất định, những “hình tượng” (archetype/cổ mẫu) rõ ràng, có xu hướng đặt nặng lý thuyết hơn là chính bản thân thực tế. Cần nhớ rằng, thực tế thì luôn tồn tại biến số. Mọi thứ đều khác rất xa so với tưởng tượng, mỗi người đều là những cá thể riêng biệt, rất phức tạp. Vì vậy ở đây, sẽ ko tránh khỏi những va chạm và sụp đổ nhất định.
Pha 3 có thể nói là ham hố với những cuộc thi, nhằm đánh giá lại những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã thu thập được, xem tư tưởng của mình có hợp thời hợp cảnh không, có cần chỉnh sửa không. Tính ra thì đó là cuộc chiến giữa tư tưởng cá nhân đã có sẵn từ trước và mục tiêu xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm đồng loại. Trong trận chiến này, càng về cuối pha 3, khả năng thực tế cuộc sống thắng càng cao, cá nhân thường có cảm giác phải tạm xa một phần nào đó của con người mình, vì mục tiêu lớn lao hơn (đi về phía ánh sáng) mà chịu khuất phục. Càng gần mốc bắt đầu pha 3, thái độ hiếu chiến, không khoan nhượng càng tăng, nhưng có thể vẫn dẫn đến kết cuộc nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn, buộc phải đánh mất một phần trong họ, vì định hướng của pha trước rằm nói chung vẫn là tìm kiếm, xây dựng quan hệ thân thuộc.
Pha 7 (Last quarter)
Pha 7 là pha mở đầu cho giai đoạn bóng tối chiếm ưu thế của mặt trăng, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn đến pha trăng bán nguyệt đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Lúc này, mặt trăng trở nên... mòn vẹt dần, độ sáng yếu ớt dần, gợi ý năng lượng dùng support cho các hoạt động sống dần trở nên giảm bớt, cá nhân cần học cách tối ưu hóa nguồn năng lượng thông qua việc cắt giảm hành động, cắt bớt tương tác với bên ngoài aka các mối quan hệ và ràng buộc. Người sinh ra ở các pha tối thường rất nhạy cảm, có xu hướng làm việc nhiều hơn với thế giới nội tâm - riêng pha 7 là... bị ép phải rút dần vào bên trong, quay vào bên trong nhiều hơn. Vì vậy, góc nhìn của Pha 7 về cuộc sống thường thiên về tiêu cực (điểm mà pha 7 chia sẻ với pha 8), có một số khía cạnh của cuộc sống dù không muốn chấp nhận thì vẫn buộc phải chấp nhận, vì chấp nhận là cách duy nhất giúp nhẹ lòng.
Xu hướng thường thấy của Pha 7 là đánh giá lại các mối quan hệ, hay các công việc mà mình làm trong đời, xem chúng có thực sự phù hợp với những khát khao, mong mỏi từ sâu thẳm trái tim mình hay không. Họ có thể tự mình thiết kế các bài test để thử lòng người khác, nhân tiện kiểm tra chính mình ở phương diện cách sử dụng nguồn lực, tài nguyên, công việc mà bản thân theo đuổi,… Để rồi sau những lần làm kiểm tra, Pha 7 nhận ra mình không còn đủ sức để duy trì một số hoạt động hay tương tác với một vài cá nhân, cảm thấy bất lực vì không thể níu giữ những gì mình từng có. Có thể nói, trong các cuộc combat của Pha 7, phần thắng thường nghiêng về bóng tối - còn lại họ với chính mình.
Các hoạt động đặc trưng của Pha 7 là tìm cách tối ưu hóa năng lượng (từ khóa ứng với góc 270), đánh giá lần cuối, tái định hướng hoặc chuyển hướng.
Comments
Post a Comment