Asteroids: 1, 2, 3, 4
Khu vực vành đai nằm giữa quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh là địa bàn hoạt động của Asteroids, còn được gọi là tiểu hành tinh (minor planets) - hay để phân biệt với các thiên thể nằm ngoài Thổ tinh (các asteroid nằm trong Kuiper Belt) thì được gọi là tiểu hành tinh vành đai chính (main belt asteroids). Những thiên thể đầu tiên được phát hiện trong nhóm này được đặt tên theo các nữ thần (female figure) trong thần thoại La Mã/ Hy Lạp. Dưới góc nhìn của chiêm tinh, do nằm ở khu vực là ranh giới giữa Hỏa tinh, hành tinh cá nhân cuối cùng và Mộc tinh, hành tinh xã hội đầu tiên, nên các thiên thể này được cho là mô tả mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội – đưa ra gợi ý về các chủ đề có tính chất cụ thể, thuộc về cá nhân và có thể xung đột với kỳ vọng của xã hội. Ngoài ra, việc các asteroid đời đầu được đặt tên theo các nữ thần có thể hiểu là chúng gắn với các chủ đề hoặc cách tiếp cận vấn đề mang tính chất “âm” (nữ tính, phi logic, riêng tư) hơn.
4 asteroid đầu tiên theo thứ tự được phát hiện là: Ceres (1) – chị gái của Jupiter, mẹ vợ Pluto; Juno (2) – vợ của Jupiter và cũng là 1 người chị khác của ông; Pallas (3) – con gái do Jupiter tự mình sinh ra, chui ra từ đầu cha; Vesta (4) – chị cả trong các con của Saturn/ Cronos.
Main belt asteroids: a yin approach to astrology
Planets: tấm gương phản chiếu những nguyên tắc tổ chức cơ bản trong vũ trụ
Theo quan niệm chiêm tinh cổ xưa, hành tinh phản ánh ý chí của thần linh (deities) cũng như ảnh hưởng của các thần với đời sống con người
Theo các chiêm tinh gia hiện đại, hành tinh gắn với những nhu cầu hay thôi thúc cơ bản của con người; hoặc phản ánh các dòng năng lượng đại diện cho các khía cạnh của trải nghiệm
Trong chiêm tinh, các hành tinh chủ yếu được đặt tên theo các nam thần trong thần thoại La mã (trừ trường hợp của mặt trăng và kim tinh) => kiểu năng lượng nam tính/ dương (masculine/ yang) => các chủ đề mang tính chất bao quát, khách quan hoặc cách tiếp cận logic, lý tính tới các chủ đề ảnh hưởng tới đời sống con người
Sun (thần tương ứng: Sol) – nhu cầu tỏa sáng
Moon (thần tương ứng: Luna) – nhu cầu phản ứng với môi trường xung quanh
Mercury – nhu cầu giao tiếp, trao đổi, năng lực tư duy
Venus – nhu cầu tạo dựng và duy trì mối quan hệ
Mars – nhu cầu phóng thích/ giải phóng năng lượng, tạo ra hành động
Jupiter – điều tốt đẹp trong xã hội
Saturn – trách nhiệm với xã hội, tập thể, cộng đồng
Sang đến các asteroid (bắt đầu được các chiêm tinh gia ghi nhận từ những năm 1970) thì các thiên thể “đời đầu” được đặt tên theo các nữ thần trong thần thoại, gợi ý khía cạnh âm hơn, mang tính cá nhân hơn (có thể phi logic*) của cuộc sống.
Ceres (1): người mẹ mất con, nữ thần mùa màng => attachment style của 1 người, điều khiến 1 người có cảm giác xuân về hoa nở
Juno (2): nữ thần chủ quản hôn nhân và gia đình => góc nhìn về một gia đình ấm êm, cách giữ gìn hạnh phúc gia đình và bảo vệ mối quan hệ
Pallas (3): do thần Zeus tự mình sinh ra => khả năng tự học, suy nghĩ độc lập ko cần quan điểm trái chiều, việc kế thừa ảnh hưởng 1 cách trọn vẹn từ ông cha (tinh thần của cha)
Vesta (4): goddess of hearth, sacred fire => lửa thiêng, ngọn lửa kết nối với gia tiên/ nguồn sáng bên trong
* 1 ví dụ cho sự phi logic, bất bình thường của tính âm là theo lịch âm (lunar calendar), 1 năm có thể có 13 tháng tức dư ra hẳn 1 tháng so với bình thường – 13 là 1 odd number (số lẻ) và cũng là số nguyên tố (prime number)
Asteroids: 1-2-3-4
Ceres (1)
Là asteroid đầu tiên đc khám phá, lớn nhất trong vành đai asteroid (chiếm khoảng 1/3 toàn bộ khối lượng của vành đai asteroid); sau này được “thăng cấp” thành hành tinh lùn (dwarf planet), truyền thuyết liên quan Pluto nên có thể coi là “oan gia” với Pluto. Ngoài ra, ceres cũng là asteroid tròn nhất => có những điểm tương đồng với mặt trăng.
Vị trí trên lá số = điều khiến một người cảm thấy được yêu thương và nâng đỡ, nuôi dưỡng, cảm giác xuân về hoa nở; nơi xảy ra tình huống tương tác on-and-off – do theo truyền thuyết, Ceres (tương ứng với thần Dementer trong thần thoại Hy Lạp) bị chia tách khỏi cô con gái thân thương của mình, từ sự kiện này, 1 năm của Ceres chia làm 2 nửa, nửa được đoàn tụ với con (trạng thái on của mối quan hệ) và nửa phải xa con (trạng thái off) => cách đối mặt với biệt ly
Tinh thần mà vị trí Ceres trên lá số hướng tới: Ly biệt là khía cạnh ko thể tách rời của cuộc sống, nothing lasts forever (không có gì tồn tại mãi mãi), do đó hãy đón nhận với thái độ thản nhiên. Có thể thấy, đặc tính của Ceres tương đồng với Kim ngưu (là 1 cung cần xây dựng ý thức về sự mất mát, cũng là cung đối đỉnh với Bọ cạp – cung nhận “đối thủ” của Ceres làm chủ tinh), thậm chí một số chiêm tinh gia còn cho rằng Ceres là chủ tinh của Kim ngưu.
Ceres cũng gợi ý một phẩm chất mà một người cần nuôi dưỡng bất kể hoàn cảnh, vì sự tương tác giữa chủ nhân lá số và cung chứa Ceres sẽ phải chịu cảnh đứt đoạn, chớp tắt (trạng thái on và off), nhưng đồng thời đó cũng là điều khiến lòng mình reo vui, bừng bừng sức sống nên dù thế nào cũng cần giữ gìn sự kết nối với nó.
Giữa chủ lá số với đối tượng do vị trí Ceres gợi ý khả năng cao cũng trải qua cảnh tương tác đứt đoạn mà ta có thể gọi là “yêu xa” – ví dụ nếu là h11 thì là bạn bè, h5 là người yêu/ đối tượng của tình yêu lãng mạn, h7 là partner
Pallas (2)
Là asteroid lớn thứ 3 + asteroid thứ 2 được phát hiện; Pallas trên lá số là dấu hiệu chỉ báo (indicator) cho tài năng, trí tuệ và khả năng tư duy độc lập
Vì là con gái do Jupiter 1 mình sinh ra (hậu duệ độc lập của khía cạnh nam tính) nên tài năng ở đây thuộc hàng thiên phú hay “trời độ”. Cách tiếp cận, hành xử của 1 người về chủ đề tương ứng với vị trí Pallas thường khó lòng tiếp nhận, dung nạp ý tưởng, quan điểm từ bên ngoài
Juno (3)
Trong thần thoại, Juno là nữ thần bảo trợ cho hôn nhân, gia đình và sự hòa hợp, thường được khắc họa với tình tiết chủ đạo là ghen tuông với các tình nhân hoặc con cái rơi rớt của Jupiter.
Trên lá số, vị trí Juno gợi ý điều kiện để một người cảm thấy sự thỏa mãn trong các mối quan hệ, tương giao – điều họ cần để cảm thấy hôn nhân thành công, gia đình hòa hợp. Khi những điều kiện này ko được đáp ứng, một người cảm thấy bất an, bất ổn, muốn làm gì đó để giải quyết tình hình (tương ứng với chi tiết đánh ghen trong thần thoại).
cung hoàng đạo chứa Juno: hoạt động, kiểu biểu hiện mà chỉ “người một nhà”, vợ chồng mới làm cho nhau. ví dụ Juno ở Thiên bình có thể là chỉ nhượng bộ, lùi bước với người nhà, Juno Cự giải là chỉ thể hiện khía cạnh dễ bị tổn thương, mềm xèo của mình với người nhà – có điểm tương đồng với Juno Bọ cạp nhưng Juno Bọ cạp còn có biểu hiện là chỉ nhẫn nhịn, chịu nhục trước người nhà, Juno h8 là chỉ mang nợ người nhà, chỉ trở nên nghèo + hèn trước người nhà chứ thiên hạ ko có cửa… (và cũng là 1 vị trí rất coi trọng sự chung thủy)
địa bàn chứa Juno: có thể biểu thị kiểu đối tượng mà mình muốn kết giao và xây dựng gia đình, nơi tính ghen tuông, chiếm hữu được bật lên, kiểu hành động mà một người sẽ thực hiện khi muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình và sự hòa hợp của mối quan hệ, quan điểm về người 1 nhà. ví dụ Juno h1 = giữ gìn sự hòa hợp bằng cách trở thành kẻ mạnh, nhận diện và tăng cường điểm mạnh của mình, Juno h3 = người 1 nhà là có tiếng nói chung với nhau, giữ gìn hạnh phúc bằng cách chăm chỉ học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân
Vesta (4)
Là asteroid lớn thứ 2, trong thần thoại thì là con cả của Saturn và được coi là the virgin goddess (trọn đời đồng trinh, ko lấy chồng) => tinh thần cống hiến ko vụ lợi, trong sáng (trinh trắng).
địa bàn chứa vesta: loại “đồ cúng” mà một người dâng lên gia tiên, môi trường cống hiến – đôi khi cũng là nơi một người cần thực hiện hoạt động cúng kiếng (nếu là h4 thì có thể họ là người chăm lo việc cúng kiếng trong gia đình luôn).
sign chứa vesta: tinh thần cống hiến thể hiện qua 1 kiểu biểu hiện đặc thù.
.
Vesta: ngọn lửa thiêng cháy mãi
Sẽ thật là thiếu sót khi nhắc tới asteroids (là nhóm các thiên thể mà ban đầu được đặt tên theo các nữ thần trong thần thoại – ví dụ 4 asteroid đầu tiên ứng với các thần là chị gái, vợ và con gái của Zeus) mà lại không nhắc tới Vesta. Tên trong hệ Hy Lạp của Vesta là Hestia, là con gái cả của Cronos (Saturn) và Rhea. Cronos vì sợ bị các con lật đổ nên mới nuốt tất cả vào bụng, chỉ trừ Zeus thoát được. Sau này, khi Zeus rạch bụng cha để cứu các anh chị của mình thì Hestia lại thành người chui ra cuối cùng. Trong thần thoại, Hestia cai quản bếp lửa, ký hiệu của Vesta trong chim tinh được hiểu là ngọn lửa trên bếp lò (hearth).
Thời xưa, bếp lửa là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình Hy Lạp, nơi đền thờ cũng cần có lò lửa – là để giữ cho ngọn lửa dâng lên Vesta/Hestia luôn cháy. Muốn hiểu về Vesta thì cách đơn giản nhất là gắn chị với hình tượng ông táo bà táo của ta. Ngọn lửa của Vesta một là để giữ gìn hạnh phúc gia đình, hai là để kết nối chúng ta với tổ tiên, với ngọn lửa âm ỉ bên trong. Và ý nghĩa của Vesta trong chiêm tinh cũng không nằm ngoài những nét ấy.
Nền văn minh loài người gắn liền với ngọn lửa – chính nhờ tìm ra cách đốt lửa, mà con người mới nấu chín được thức ăn, từ đó tách được mình khỏi loài thú hoang dã, mở ra sự phát triển sau này. Có thể nói, ngọn lửa cháy lên xua tan mông muội, những ngày tăm tối. Tuy nhiên, con người dù phát triển thế nào thì vẫn cần được kết nối với gốc rễ của mình, với quê hương nguồn cội, với những đấng sáng tạo (thần linh, cụ thể là ai còn tuỳ nền văn hoá – chẳng hạn tại Hy Lạp cổ xưa thì là các vị thần trên đỉnh Olympia, trong đó Vesta đứng ra đại diện nhận đồ cúng bái trước, vì là con cả).
Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, việc để ngọn lửa thờ Vesta bị tắt là cực kỳ cấm kỵ. Ví dụ tại La Mã, nữ tu canh giữ đền nếu lơi là để lửa tắt thì sẽ bị đánh bằng roi da. Điều này cũng giống như việc chúng ta không chăm lo hương khói tổ tiên, hoặc để bếp lò nguội lạnh. Lửa tắt tức là chúng ta bị mất kết nối, không còn được ông bà, “ơn trên” bảo hộ, dẫn lối đưa đường – xã hội rối ren, gia đình không còn êm ấm, chính ta cũng chán chường. Khi những giá trị truyền thống bị mất đi, khi chúng ta không còn cảm giác được ông cha phù hộ, khi không còn được soi đường bởi ngọn lửa âm ỉ từ sâu thẳm trái tim mình, là lúc nỗi trống vắng, cô đơn ập đến – ta thấy mình mất kết nối, lạc lối, lầm đường hoặc tệ hơn, ta thấy mình đã gây nên trọng tội, để rồi bị vùi dập trong ngọn lửa. Điều này trong lịch sử không phải hiếm, nhiều thành phố, thậm chí nền văn minh đã bị nhấn chìm bởi núi lửa phun trào.
Như vậy, ở vị trí Vesta, bất kể làm gì, thì chúng ta cũng cần tận tâm (thể hiện qua hoạt động trông chừng và tiếp nhiên liệu kịp thời để lửa luôn cháy) và đúng đắn (khía cạnh kết nối với thần linh, những thế lực thiêng liêng). Vesta là người phụ nữ cực kỳ đoan chính, cống hiến cả đời cho việc trông giữ bếp lò. Vẫn theo thần thoại, để tránh cho hai thần Poseidon và Apollo khỏi uýnh nhau sứt đầu mẻ trán (cả hai đều muốn rước Vesta về dinh), chị đã từ chối cả hai và nguyện làm trinh nữ suốt đời. Thế nên Zeus mới cho chị quyền nhận vật phẩm cúng tế đầu tiên, dù ai có tế bái gì thì thần Hestia (Vesta) sẽ luôn là người nhận đầu tiên. Không chỉ vậy, các nữ tu phụng sự dưới trướng Vesta (được gọi là Vestal trong xã hội La Mã cổ) cũng phải lập lời thề trinh trắng, không vướng bụi trần trong suốt quá trình làm việc (30 năm). Vi phạm khoản này cũng bị trừng phạt hệt như khi làm lửa tắt vậy. Tuy vậy, các nữ tu này lại rất được trọng vọng trong xã hội, được hưởng những quyền lợi nhất định.
Từ những tình tiết này, có thể suy ra, sinh hoạt ở khu vực có Vesta trên lá số luôn phải nguyên sơ và vô tư. Ở đó, không được có đố kỵ hay dục vọng, không được nổi tà tâm. Nếu không, người nhận quả đắng sẽ chính là chúng ta. Bị thiêu bởi lửa. Ngoài ra, vì chị Vesta belongs to no man, nên ở nơi chị xuất hiện trên lá số, dù tập trung, tận tâm trong lĩnh vực nào, quan trọng là chúng ta phải có thời gian dành riêng cho chính mình.
Ở chỗ Vesta, mọi thứ đều được thổi bùng lên, cả tích cực cũng như tiêu cực, để chủ lá số có thể cảm nhận về chúng 1 cách rõ ràng, chân thực nhất. Tuy nhiên, cũng tại lò lửa của chị Vesta, để bản thân bùng cháy lên là tối kỵ. Vì ngọn lửa ấy sẽ huỷ hoại chính bản thân mình. Chìa khoá cho tiểu hành tinh này là sự vô tư, tận tâm, dù thế nào cũng phải hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
Biểu hiện dễ gặp hơn của Vesta
Trong xã hội La mã, các nữ tu phụng sự Vesta hoạt động theo đoàn nhóm - thì tương ứng ở vị trí chứa Vesta trên lá số, người ta có thể gặp phải tình huống nhiều người cùng giới xúm vào làm chung một công việc, và trong công việc đó xuất hiện mì chính cánh từ giới tính trái ngược. Nếu đây là những tình huống đòi hỏi sự tư mật, riêng tư giữa các cá nhân thì... có thể sẽ rất phiền. Nhiều khi, bài test về sự cống hiến, tận tâm và trong sáng quả thật khó khăn.
Theo thông tin trên trang web của Jessica Adams, Vesta nếu nổi bật trên lá số (có góc chiếu với các hành tinh cá nhân) thường gắn với các tình huống tay ba, tay tư, tay năm và thậm chí hơn thế nữa – càng nhiều góc chiếu, góc chiếu càng chính xác thì khả năng càng cao. Cụ thể, trong lĩnh vực / môi trường mà cung địa bàn chứa Vesta biểu thị, phụ nữ có thể chiếm ưu thế, có duy nhất 1 người đàn ông (mì chính cánh) – và chị em sẽ tranh giành nhau nhằm đạt được sự chú ý hoặc đồng thuận từ người đàn ông ấy. Lý do xuất phát từ bối cảnh xã hội La Mã cổ đại: những nữ tu trông lửa (6 người) nơi đền thờ Vesta được đích thân linh mục trưởng thành Rome tuyển lựa kỹ càng, và về sau công tác này được thực hiện bởi chính tay hoàng đế. Có thể thấy ở đây, phái nam ở vị trí rất cao (đứng đầu 1 đế chế hoặc tôn giáo), nắm quyền sắp xếp, bổ nhiệm phái nữ. Phái nữ cần được sự thừa nhận của phái nam thì mới có thể được trao công việc.
Ví dụ, cô gái có Vesta h7 khi chọn ra được đối tượng ưng ý để kết đôi, rất có thể theo sau anh ta là rất nhiều em gái, chị gái mưa – khiến cô gái luôn cảm thấy ngổn ngang trong gió, không biết ai mới là người anh ta thương nhất. Với một anh chàng có Vesta h6, có lẽ tình huống sẽ là văn phòng anh ta chủ yếu toàn nữ, và họ trông cậy vào sự giúp đỡ của anh khá nhiều. Có thể thấy, các khu vực nhạy cảm gắn với sinh hoạt của con tym nếu dính vô Vesta (và là Vesta nổi bật) sẽ khiến chủ nhân lá số tương đối… mệt tâm.
Mọi người tự nghiệm với chính mình xem sao nhé.
Comments
Post a Comment